Saturday 26 May 2012

8 nguyên nhân để mất người tài

Dù là một hãng công nghệ sừng sỏ như Yahoo! hay quy mô lớn và có bề dày lịch sử như GE, Home Depot, các công ty lớn đều chật vật giữ chân những nhân tài sáng giá của mình. Sau đây là những thất bại điển hình của các công ty lớn trong việc giữ chân người tài, theo thống kê của tạp chí Forbes.



1. Không thể tạo ra dự án có khả năng khơi dậy đam mê ở nhân tài
Các công ty lớn thường thiếu hẳn một vị trí chuyên trách công tác trò chuyện với các nhân viên tài năng để nắm bắt liệu họ có hài lòng với công việc hiện tại và/hoặc mong muốn đảm nhận những công việc mới mà họ thật sự quan tâm.
Đây đúng ra là trách nhiệm của bộ phận nhân sự và ban lãnh đạo nhưng tại những công ty lớn, họ là những người quá bận rộn với quỹ thời gian vô cùng eo hẹp.
Bởi thế, công tác trò chuyện nói trên trở thành “có thì tốt” thay vì phải là “phải có” trong mọi doanh nghiệp.

2. Không trao đổi về triển vọng phát triển sự nghiệp
Mọi người lãnh đạo đều cần biết điều này: hầu hết nhân viên đều không biết họ sẽ làm gì trong 5 năm nữa, và chưa tới 5% có khả năng trả lời rành rẽ khi được hỏi. Tuy nhiên, 100% nhân viên đều mong muốn có những buổi trao đổi về tương lai của họ tại công ty.

3. Thay đổi xoành xoạch
Nhiều công ty đã nỗ lực tạo ra những dự án mới, đầy hào hứng, dành cho nhân tài của công ty, nhưng họ lại thiếu một yếu tố cực kỳ quan trọng là trình tự ưu tiên mang tính chiến lược.
Hoặc các dự án này thay đổi xoành xoạch, không có sự liên kết logic với nhau, hoặc thời hạn dự án quá ngắn, không đủ để nhân viên chứng minh hiệu quả.
Nếu đã cam kết cho nhân tài thực hiện những dự án mới, các công ty cần cho họ đủ thời gian để thực hiện những gì họ đã hứa hẹn khi nhận dự án.

4. Thiếu sâu sát
Bạn không thể can thiệt quá sâu vào công việc của nhân tài, nhưng cũng không thể phó mặc hoàn toàn cho họ mà thiếu sự quản lý sâu sát.
Người quản lý cần thống nhất một số “chốt” kiểm tra với nhân tài. Họ sẽ rất trân trọng kiến thức, sự sâu sát và những gợi ý của người quản lý, miễn là họ vẫn được tự chủ trong công việc của mình.

5. Thiếu người tài
Người tài thường mong muốn được làm việc với những người giỏi mà qua đó họ có thể học hỏi để phát triển chính mình. Một trong những lý do phổ biến khiến nhân viên nghỉ việc là họ phải làm việc với những đồng nghiệp không hợp tác hoặc không có chí tiến thủ.
Nếu muốn giữ chân người tài, các doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm những người cũng tài năng không kém.

6. Thiếu tầm nhìn
Người tài rất quan tâm đến những câu hỏi như: Tương lai của công ty có xán lạn không? Chiến lược dài hạn công ty đang theo đuổi là gì? Sứ mệnh của công ty là gì? Liệu họ có phải là một phần của công ty trong việc hoàn thành sứ mệnh ấy không? Nếu công ty không có câu trả lời rõ ràng, nhất là cho câu hỏi cuối, người tài sẽ nhanh chóng ra đi.

7. Thiếu sự cởi mở
Người tài luôn muốn chia sẻ ý tưởng của mình và được lắng nghe. Trên thực tế, nhiều công ty không có thái độ này, một khi công ty đã công bố tầm nhìn, chiến lược thì mọi ý kiến bình luận sẽ bị xem là điều phiền toái và là dấu hiệu cho thấy nhân viên không tuân theo mệnh lệnh.
Người tài thường là những người sớm phát hiện ra những bất ổn của tầm nhìn, chiến lược. Nếu họ đồng loạt ra đi vì sự thiếu cởi mở, thì công ty chỉ còn lại những người chỉ biết gật đầu và răm rắp tuân lệnh, mặc cho các bất ổn tiềm ẩn.

8. Ai là chủ?
Nhân tài không bao giờ muốn chỉ thừa hành công việc theo lệnh của cấp trên, họ muốn thật sự là ông chủ của những công việc trong phạm vi quyền hạn của mình.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi làm việc hoàn toàn theo mệnh lệnh, nhân viên chỉ phát huy được 1/3 khả năng của mình. Do đó, để tạo động lực cho họ thể hiện hết khả năng và phát triển, công ty cần tạo điều kiện để họ là ông chủ thật sự trong công việc của họ.

Hơn 75% nhân viên không thích... làm sếp

Theo một nghiên cứu mới do Office Team tiến hành với 413 nhân viên văn phòng, có đến hơn 3/4 (76%) người lao động nói rằng, họ không hề có chút thích thú gì với vị trí của người quản lý.




Gần 2/3 (65%) tin chắc rằng, họ không thể làm tốt công việc đó hơn sếp.
Ngày 16/10 hằng năm, nhân viên ở các công ty tại Mỹ thường tổ chức ngày National Boss's Day (Ngày Ông chủ). Đây được xem là dịp để nhân viên bày tỏ lòng biết ơn với sếp vì đã đối xử một cách công bằng và tốt đẹp với họ.

Có người chọn những bó hoa, có người viết thiếp, viết thư... để trên bàn sếp. Có người lại chọn cách mời sếp đi ăn trưa tại những địa điểm yêu thích... với mong muốn sếp có một ngày vui trọn vẹn.
Sếp thường xuất hiện với những ánh hào quang, những ưu thế mà ai cũng mong muốn có được. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích làm công việc của sếp.

Nhân viên không thích công việc sếp đang làm nghĩa là không thích vị trí của sếp đang nắm giữ. Điều đó nghe có vẻ không được tự nhiên lắm nhưng lại là một thực tế phổ biến hiện nay. Theo một nghiên cứu mới do Office Team tiến hành với 413 nhân viên văn phòng, có đến hơn 3/4 (76%) người lao động nói rằng, họ không hề có chút thích thú gì với vị trí của người quản lý. Gần 2/3 (65%) tin chắc rằng, họ không thể làm tốt công việc đó hơn sếp. Điều đó có nghĩa là 35% cho rằng họ có thể làm tốt hơn ông chủ hiện tại.

Không ít nhân viên tỏ ra không thích công việc của sếp và dấu hiệu này cho thấy người quản lý nên kiểm tra mối quan hệ của họ với nhân viên. Bởi nếu nhân viên nghĩ rằng không có hy vọng thăng tiến trong sự nghiệp và sếp chẳng quan tâm đến nhân viên thì họ sẽ tìm kiếm công việc ở nơi khác hoặc thậm chí có tư tưởng "đứng núi này trông núi nọ", không thể toàn tâm toàn ý với công việc. Chia sẻ những thông tin trong công việc, cùng nhau giải quyết khó khăn và sẵn sàng san sẻ rắc rối cùng nhân viên sẽ giúp nhân viên thấy họ có giá trị và cơ hội phát triển. Từ đó mà thêm tinh thần gắn bó với công ty.

Liên quan đến lý do tại sao nhiều nhân viên không thích làm công việc của sếp, Robert Hosking - GĐĐH của Office Team cho rằng, thực trạng này một phần xuất phát từ việc người quản lý không thực sự phù hợp với vai trò lãnh đạo của mình. Nhiều quyết định của sếp đôi khi không được lòng mọi người và không phải ai cũng cảm thấy thoải mái ở vai trò này.

Trên tinh thần ấy, Office Team xác định 7 đặc điểm của một nhà lãnh đạo tiềm năng cần phải có:
- Người quản lý nên tạo niềm tin cho nhân viên bằng lối sống đạo đức và phong cách làm việc trách nhiệm cao.
- Đôi khi, sếp phải biết đưa ra quyết định khó khăn nhưng dựa trên suy tính logic.
- Quản lý công việc hiệu quả, luôn thừa nhận vai trò, đóng góp của các nhân và cả nhóm.
- Sếp cần có đầu óc sáng tạo và khuyến khích các thành viên trong nhóm phát triển các giải pháp sáng tạo.
- Động viên, hướng dẫn nhân viên, chia sẻ tầm nhìn với mọi người.
- Sếp phải biết lắng nghe, không bảo thủ và áp đặt suy nghĩ của mình.
- Xây dựng mạng lưới quan hệ tốt đẹp trong và ngoài công ty với mọi người, để hỗ trợ cho nhân viên hoàn thành tốt công việc.


Theo Cafevn

Tuesday 6 March 2012

Quản lý dự án thành công

Bạn vừa mới được bổ nhiệm vào vai trò người quản lý dự án. Bạn bắt đầu công việc mới này như thế nào?

Kỹ năng làm việc và cơ hội thành công của bạn sẽ đạt đến đâu? Hy vọng những bước sau đây phần nào sẽ giúp bạn chạm tay dến thành công.

Xác định mục tiêu. Đây là điều quan trọng nhất mà bạn nên làm. Bạn phải hiểu vai trò của bạn trong nhiệm vụ mới này cũng như mục đích của dự án này là gì? Nếu bạn không có đủ thông tin từ cấp trên, hãy tự vạch cho mình mục tiêu riêng và đề xuất để được công nhận.





Phát huy nguồn lực. Nguồn nhân lực, trang thiết bị và tiền bạc - bạn sẽ sử dụng như thế nào để đạt được mục đích trong công việc của bạn? Thường là bạn sẽ không trực tiếp điều khiển nhưng bạn sẽ quản lý chúng thông qua một khuôn mẫu dành cho người quản lý.

Thành công hay không, công việc dễ hay khó đều tùy thuộc vào kỹ năng làm việc của bạn.

Kiểm soát thời gian biểu. Bạn phải đưa ra thời gian bao lâu để hoàn thành dự án cũng như những kế hoạch phát triển chúng. Cần linh hoạt trong việc sử dụng thời gian, đừng để hoang phí bất cứ một thời khắc nào.

Nếu sử dụng quá thời gian quy định, bạn sẽ làm chậm tiến trình dự án, đồng nghĩa với việc ngân sách đầu tư bị hạn chế.

Thực hiện theo nhóm. Tập hợp những người trong nhóm để cùng làm việc và bắt đầu một cuộc thảo luận. Họ phải là những người có chuyên môn trong lĩnh vực này và đã được chỉ định để cùng bạn làm việc. Công việc của bạn là quản lý nhóm, phân tích và tổng hợp ý kiến của mọi người.

Lên lịch cho những tiến trình. Vạch rõ từng chuyên đề của dự án và lập danh sách những điểm cụ thể trong mỗi tiến trình tổng quát.




Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn từng bước đi đã hoạch định theo trình tự sắp xếp và cấp bậc chuyên sâu hơn. Sau đó, xác định tiến trình nào sẽ thực hiện đầu tiên? Tiến trình nào sẽ kế tiếp? Tiến trình nào có thể thực hiện cùng lúc với những phương án khác nhau...

Yêu cầu thẩm định lại dự án. Hãy tạo nên giới hạn hợp lý về thời gian, tiền bạc và tài năng cho một dự án. Cần làm một bản tường trình cho ban giám đốc và yêu cầu thay đổi những điều không thực tế trong dự án.

Nên chủ động đòi hỏi sự thay đổi ở trong dự án của bạn, đừng đợi trước khi nó trở thành những điều rắc rối mới cần thẩm định.

Đừng quá cứng nhắc. Đề ra kế hoạch làm việc cũng như những nguyên tắc cho bản thân là một điều rất quan trọng nhưng kế hoạch đó cũng có thể thay đổi được.

Từ những ý kiến phản hồi của người trong nhóm và từ bên ngoài, hãy tiến hành điều chỉnh công việc sao cho phù hợp với dựa án trong khoảng thời gian cho phép.

Quan sát tiến triển của nhóm. Hãy thể hiện nhiệt huyết ngay khi bắt tay vào thực hiện dự án, đồng thời hướng dẫn cho những người trong nhóm theo phương cách dễ tiếp thu nhất.

Điều này sẽ tạo ra một không khí làm việc hòa đồng và dễ bắt kịp mọi vấn đề, đồng thời giải quyết kịp những rắc rối trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Ghi chép lại mọi thứ. Hãy viết ra những điều cần phải thay đổi, và tại sao. Mỗi giai đoạn đều nảy sinh một nhu cầu mới cần thêm vào dự án - ghi ra nguồn gốc phát sinh những nhu cầu đó và cách điều chỉnh nguồn ngân sách.

Bạn không thể nhớ được hết mọi thứ nên hãy cho chúng vào một cuốn sổ, để đến khi cần thiết bạn sẽ nhớ chúng dễ dàng.

Cập nhật về dự án để cho cấp trên thấy được những tiến bộ trong quá trình làm việc của bạn. Đừng ngại đưa ra những bước tiến cũng như việc bạn đã hoàn thành một giai đoạn quan trọng.

Song song đó, nên đưa ra cho cả nhóm cùng thảo luận để họ nắm bắt được những gì đã được thực hiện trong dự án. Không chỉ có bạn giỏi, mà cần làm sao cho cả nhóm cùng giỏi. Như vậy bạn mới là người vừa quản lý tốt dự án của mình đồng thời cũng là người lãnh đạo giỏi.

Sưu tầm www.kynang.edu.vn

Tuesday 28 February 2012

Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

Điện thoại là một phương tiện giao tiếp không thể thiếu, nhanh chóng và tiện lợi không gì thay thế được, giúp ta tiếp cận với khách hàng, cũng như giúp khách hàng tiếp cận với chúng ta bất kể khoảng cách, thời gian, thời tiết. .
Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại
Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại
Đặc điểm của giao tiếp qua điện thoại

Điện thoại là một phương tiện giao tiếp không thể thiếu, nhanh chóng và tiện lợi không gì thay thế được, giúp ta tiếp cận với khách hang, cũng như giúp khách hàng tiếp cận với chúng ta bất kể khoảng cách, thời gian, thời tiết. .

Tuy vậy cũng đùng quên rằng nụ cười cũng được chuyển qua diện thoại. Giọng nói có vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp qua điện thoại.

Kỹ năng tiếp nhận đíện thoại gọi đến

- Nhạc máy sau hồi chuông thứ ba. Như vậy chúng ta có ~ đủ thời gian để chỉnh trang lại tư thế, tinh thần để sẵn ~ sàng nói chuyện điện thoại dù trượt đó chúng ta làm gì. ~ Trong thời gian chuông reo đến lần thứ ba: ngồi lại ngay ~l ngắn, thẳng thắn, tập trung tư tưởng, dừng các công việc. ~ đang làm [ải, dù đó là việc công hay việc tư. - Trong khi nói điện thoại không nên hút thuốc, nhai kẹo uống nước, không nói chuyện với người bên cạnh. .ai Nên dùng một số từ ngữ thể hiện là mình đang lắng nghe họ nói. Không nên im lặng hoàn toàn.

- Mỉm cười khi nói. Nên nhớ rằng nụ cười cũng đưa chuyển qua điện thoại tới người nghe đấy! - Câu đầu tiên khi tiếp cuộc điện thoại gọi đến là chào hỏi và tự xưng danh cá nhân, cơ quan (để người gọi đế)' không mất thời gian khẳng định là đúng nơi cần gọi

- Nên nói ngắn gọn, rõ ràng, nhẹ nhàng. Nói một cách tíc cực thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng. Khi khách hàng muốn nhắn lại cho ai đó thì cần ghi chép đầy đủ thông tin: nội dung nhắn, người nhắn, thời gian nhắn.

Khi muốn khách hàng chờ đợi thì cần có lời dễ nghị với khách hàng. Nếu cảm thấy phải đợi lâu thì xin số máy của khách hàng để gọi lại khi có thể trả lời họ.

Kỹ năng gọi điện thoại đi

Để cuộc nói chuyện có hiệu quả, ta nên chọn thời điểm gọi cho thích hợp. Đó là thời điểm mà khách hàng không bận bịu, tâm trạng dễ chịu. Muốn vậy ta phải nắm được lịch trình hoạt động thường ngày của khách hàng. Hơn nữa cần tìm hiểu tâm lý, thị hiếu của khách hàng trước khi gọi đến để nói như thế nào cho phù hợp. Cần chuẩn bị trước thông tin, nội dung cần trao đổi với khách hàng.

Không nên gọi vào những thời điểm sau:

Giờ ăn cơm, giờ nghỉ trưa.

- Trượt giờ đi làm, ngay sau giờ đi làm về.

- Giờ có phim hay, có đá bóng hay.

- Sau ngày có công việc căng thẳng của khách hàng.

Câu đầu tiên là chào hỏi, tự xưng danh và xin lỗi nếu không hẹn trước.

Nên đi ngay vào vấn đề cần nói. Nói ngắn gọn, rõ ràng, nhẹ nhàng.

Khi kết thúc câu chuyện nên để cho khách hàng gác máy trước.

Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

Monday 27 February 2012

Cần học cách khống chế tính tình của bạn

Bất kể là nam hay nữ, bất kể là cán bộ công nhân viên của ngành nghề gì đã là con người thì đều biết vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, nó tạo thành tình cảm phong phú của con người.
Cần học cách khống chế tính tình của bạn
Cần học cách khống chế tính tình của bạn
Nhà sinh lý học người Mỹ Aglmer đã từng làm một thí nghiệm đơn giản, nghiên cứu sự ảnh hưởng của tính tình đối với sức khoẻ. Ông đem một ống thuỷ tinh cắm vào nước đá ở 00C để những người có tính tình khác nhau thở “hơi nước” vào ống nghiệm. Kết quả cho thấy, hơi thở của người bình thường sẽ đông kết thành một chất trong suốt, không màu không tạp chất. Nếu khi tức giận thì xuất hiện chất đông kết có màu tím. Nhà nghiên cứu đem thứ “nước đông kết có màu tím” này tiêm lên chuột bạch, chỉ vài phút sau là chuột bạch chết. Điều đó cho thấy sự tức giận làm hại bạn.

Giả dụ chúng ta dùng những lời lẽ và hành vi thô tục để giải quyết vấn đề thì càng thêm rắc rối!

Một chuyên gia người Mỹ đã chỉ rõ: thường xuyên rèn luyện năng lực tự điều khiển (khống chế) tính tình của mình để bồi dưỡng thành thói quen tự khống chế sẽ có lợi rất lớn.

Làm thế nào để nhận ra tính tình của mình thuộc loại nào để khống chế được tính tình. Xin hãy tham khảo mấy cách sau có thể quản lý được tính tình của mình.

Thứ nhất, cần nhận ra được tính tình của mình bằng cách thường xuyên nhắc nhở và chú ý tự hỏi: “Hiện tại tính tình của mình ra sao?”, “Tại sao mình lại làm như thế? Hiện tại mình cảm thấy thế nào?”.

Nên nhớ rằng, con người nhất định phải kiểm soát được tính tình, tính tình nóng nảy chỉ mang lại kết quả xấu. Cho nên việc nhận ra tính tình của mình là biện pháp khống chế tính tình đầu tiên.

10 thuật ngữ kế hoạch kinh doanh nên biết

Một bộ sưu tập có tổ chức bao gồm các sự kiện quan trọng, nhiệm vụ, các giả định và con số kinh doanh cơ bản.
10 thuật ngữ kế hoạch kinh doanh nên biết
10 thuật ngữ kế hoạch kinh doanh nên biết
1. Kế hoạch kinh doanh: 

Nó bao gồm chiến lược và chi tiết những gì cần thực hiện và thực hiện khi nào, ai phụ trách vấn đề gì, làm thế nào để đo lường được sự tiến bộ, khi nào tiền cần chi, chi ở đâu, khâu nào. Đây không phải là một tài liệu; nó là một kế hoạch. Cần xem xét và sửa đổi nó hàng tháng, nếu không, nó sẽ chỉ là đống giấy lộn. Vì vậy, nó phải được thực hiện trong thực tế và chỉ đủ lớn để phục vụ nhu cầu kinh doanh.

2. Lập kế hoạch kinh doanh:

Chỉ đạo một công ty bằng cách sử dụng một quá trình theo chu kỳ. Kế hoạch, xem xét và sửa đổi khi cần thiết để tối ưu hóa. Lập kế hoạch kinh doanh chính là quản lý.

3. Chiến lược kinh doanh:

Một sự kết hợp những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa, thị trường mục tiêu, cung cấp kinh doanh và phù hợp với thị trường sản phẩm. Tập trung là quan trọng. Ai không có trong thị trường của bạn và những gì bạn đang không cung cấp có thể trở thành nhiều thông tin hữu ích hơn việc bạn là ai và bạn đang cung cấp những gì. Tất cả điều này có thể được thể hiện trong các hình biểu diễn, trình bày, một vài đoạn văn quan trọng hoặc bất kỳ cách nào khác giữ chiến lược và sự tập trung ở vị trí hàng đầu trong suy nghĩ của bạn.

4. Dự báo kinh doanh:

Một tập hợp đơn giản hóa, có thể quản lý được bao gồm các giả định về dòng tiền trong tương lai, bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí, tài sản, nợ phải trả và vốn. Nó không phải là dự đoán tương lai, đó là kết nối các dấu chấm trên các giả định và trình điều khiển trong dự báo hàng tháng của bạn trong năm tới và dự báo hàng năm cho 2 năm tiếp theo. Nó tập trung vào những thành phần quan trọng, thể hiện dưới dạng tiền. Những trình điều khiển bao gồm các yếu tố như năng lực, kinh doanh và các hoạt động tiếp thị, quản lý bồi thường, chi phí trực tiếp .v.v. Mục đích là đặt ra các kết nối giữa các giả định quan trọng trong dự báo lây lan tháng này qua tháng khác như số lượng dự kiến. Ví dụ, bạn sẽ dự đoán chi phí trực tiếp như là một tỷ lệ phần trăm của doanh số bán hàng. Thông thường các mối quan hệ quan trọng hơn so với con số thực tế. Vì vậy, để thực hiện theo các ví dụ, nếu doanh số bán hàng thực tế của bạn cao hơn dự kiến, bạn có thể cho biết từ dự báo của bạn mà chi phí trực tiếp cũng sẽ được cao hơn dự kiến. Các công ty với một quy trình dự báo tốt hiếm khi nhận được thông qua một tháng mà không có một số thay đổi trong dự báo.

Nghệ thuật tạo dựng mối quan hệ - Guy Kawasaki


Nghệ thuật tạo dựng mối quan hệ - Guy Kawasaki

Tác giả: Guy Kawasaki

Sẽ dễ dàng hơn nếu xây dựng mối quan hệ hợp tác với người mà bạn đã biết rõ - hoặc chính xác hàm với người cũng biết rõ về bạn. Quá trình tạo dựng những liên kết xã hội này gọi là kết thân.

Nếu bạn còn e dè về kết thân - bởi vì bạn là người nhút nhát hoặc lo ngại nó có hại hoặc quá cám dỗ - thì bạn không nên như vậy. Trong tác phẩm Chú ếch và Hoàng tử, Darcy Rezac định nghĩa kết thân giống như là "khám phá được điều mà bạn muốn làm cho một ai đó" .
Những tay kết thân tầm cỡ thế giới đều chấp nhận xu hướng của Rezac, tôi có thể giúp gì cho anh?. Đó là chìa khóa tạo dựng những liên kết lâu dài và rộng khắp. Sau đây là một số cách làm khiến người khác biết nhiều về mình hơn:


  • Giao tiếp. Kết thân là một môn thể thao liên lạc. Bạn không thể thực hiện được việc đó một mình ở nhà hay ở văn phòng, vì vậy hãy tham gia các buổi triển lãm thương mại, hội thảo/ buổi nói chuyện hay các bữa tiệc nhỏ.
  • Hỏi câu hỏi hay rồi im lặng. Những tay kết thân giỏi giang thực sự không bao giờ muốn thống trị những cuộc nói chuyện. Họ biết cách đưa ra những câu hỏi thú vị và sau đó lặng lẽ lắng nghe. Họ không phải là những người thuyết giảng cừ khôi mà là những con người biết lắng nghe. Không ai hấp dẫn bằng một người biết cách lắng nghe. Và câu hỏi mở đấu hay nhất là "Anh làm nghề gì?".
  • Biết cách giữ mối quan hệ. Hãy giữ liên lạc với vị khách của mình trong vòng 24 giờ. Gửi một thư điện tử. Gọi một cú điện thoại. Tặng anh ta bản sao một cuốn sách của bạn. Có một số người hay e ngại khi đưa số điện thoại hay địa chỉ email của họ vì họ sợ bị nhận tin quá tải. Nhưng tôi cho rằng đó không phải là một kinh nghiệm hay. Bởi vậy, hầu như có rất ít người nghĩ cần thiết phải giữ liên lạc với ai đó theo kiểu này.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để liên lạc với nhau. Điều này nghe có vẻ buồn cười nhưng rất nhiều người muốn trở thành những tay kết thân giỏi nhưng lại rất khó để liên lạc với họ. Ví dụ, họ không hề mang theo danh thiếp hoặc in địa chi thư điện tử hay số điện thoại trên đó. Nếu họ có cung cấp thông tin liên lạc thì họ cũng không làm việc đó bằng cách trả lời thư điện tử hay thư thoại.
  • Thể hiện sự hiểu biết, những đam mê của bạn. Nếu bạn chỉ thao thao bắt tuyệt về công việc kinh doanh của bạn thì thật tẻ nhạt. Những tay kết thân cừ khôi tỏ ra đam mê rất nhiều sở thích đa dạng. Chúng có cái lợi là làm phong phú thêm khả năng tiếp cận và liên kết mọi người.